Thời gian bảo trì, bảo dưỡng xe đạp có thể không giống nhau, tùy thuộc vào mức độ sử dụng và điều kiện địa hình sử dụng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Gorobike giải đáp thắc mắc thời điểm hợp lý để bảo dưỡng xe đạp nhé!
Thời gian bảo dưỡng xe đạp hợp lý nhất
Việc bảo trì thường xuyên giúp xe đạp luôn trong tình trạng hoạt động tốt và hạn chế tai nạn, chấn thương xảy ra đối với người đạp. Tuy nhiên thời gian bảo dưỡng xe đạp không giống nhau do quá trình sử dụng và tác động của điều kiện địa hình
Trước khi đạp xe
Kiểm tra xe đạp trước mỗi hành trình đạp xe đảm bảo an toàn tuyệt đối và đem lại cảm giác an toàn cho bạn.
- Kiểm tra lốp xe ở cả 2 bánh, đảm bảo lốp xe có độ cứng vừa phải và không bị thủng. Xoay từng bánh xe từ từ tìm kiếm những vết cắt nhỏ hoặc điểm mòn.
- Quay bánh xe để kiểm tra mức độ chao đảo, nếu bánh xe chao đảo thì bạn phải thay bánh khác
- Kiểm tra độ khô và bụi bẩn – lau sạch, bôi trơn nếu cần thiết
- Kiểm tra 2 ổ bánh và bánh xe
- Kiểm tra hệ thống phanh
- Trang bị sẵn đồ phụ tùng, bộ vá xe đạp, đòn bẩy lớp và máy bơm trong những tình huống khẩn cấp.
Sau khi đạp xe
Sau khi hoàn thành chặng đua, cần kiểm tra lại xe có hư hỏng hay không để kịp thời sửa chữa, đảm bảo an toàn cho lần sử dụng kế tiếp.
- Kiểm tra lốp xe để tìm vết xước, vết cắt, sỏi, đá
- Làm sạch toàn bộ các bộ phận của xe.
Hàng tháng (800km)
Phụ thuộc vào tần suất bạn đi xe, nhưng nếu bạn muốn giữ cho chiếc xe đạp của bạn trong tình trạng hoạt động trơn tru, mỗi tháng một lần là mức tối thiểu.
- Kiểm tra đai ốc và bu lông
- Kiểm tra khung, linh kiện xem có bị mòn, nứt hoặc lõm hay không
- Kiểm tra bàn đạp
- Kiểm tra hệ thống quay bánh xe
- Kiểm tra dây cáp xem có sờn, rỉ, đứt, ăn mòn và thay thế nếu cần thiết
- Kiểm tra lốp xe có bị mòn và thay thế
- Lau sạch khung và phuộc
- Tra dầu vào dây sên, đòn bẩy, ròng rọc
- Lau líp và dây xích
- Tra dầu vào hệ thống phanh và dây cáp
- Kiểm tra trục khuỷu, bàn đạp, bu lông ghế, tay cầm và bu lông của phụ kiện
Xem thêm: Tham khảo xe đạp thăng bằng City plus 1 tại Gorobike
6 tháng (4000km)
- Kiểm tra khung và phuộc xem có vết nứt và lõm hay không
- Kiểm tra lốp xe có bị khô và mòn lốp hay không
- Kiểm tra má phanh có bị mòn không và thay thế nếu cần thiết
- Kiểm tra dây xích và líp nếu cần
- Kiểm tra dây cáp và vỏ xe có bị ăn mòn hay không
- Làm sạch khung để bảo vệ sơn
- Làm sạch và bôi trơn ghi đông
- Kiểm tra và thắt chặt giò dĩa
- Đảm bảo bánh xe thật căng
- Tra dầu mỡ vào tất cả các bộ phận của xe
- Kiêm tra tình trạng hub, khung dưới, phanh đĩa
1 năm (10000km)
- Kiểm tra tất cả hệ thống ổ trục, hub, khung dưới, bàn đạp
- Kiểm tra tất cả dây cáp, bánh răng và vỏ xe
- Kiểm tra bánh xe có bị mòn hay không
- Kiểm tra tình trạng phụ kiện, máy tính, đồng hồ đo điện
- Điều chỉnh và đại tu hệ thống ổ trục khi cần thiết
- Làm sạch và kiểm tra bánh xe
- Kiểm tra vòng bi bàn đạp
- Thay phanh, má phanh, bánh răng, dây sên, lốp xe, lốp không săm, dầu số
Bảo dưỡng xe đạp như thế nào?
Để xe đạp sử dụng được lâu dài, bạn cần lưu ý bảo dưỡng để tăng tuổi thọ của xe. Dưới đây Gorobike sẽ chia sẻ một số cách bảo dưỡng xe đạp cụ thể như sau:
Nên để xe đạp trong nhà, ở nơi khô ráo
Bạn nên để xe đạp trong nhà, ở nơi khô ráo và sạch sẽ, bảo vệ xe khỏi các tác nhân gây hại ngoài môi trường như nắng, mưa, nhiệt độ cao hoặc ẩm thấp. Bởi nếu để xe tiếp xúc với những tác động của môi trường lâu dài có thể gây gỉ sét và nhanh hư hỏng hơn.
Luôn giữ xe sạch sẽ
Bạn nên thường xuyên làm sạch xe đạp, khoảng 1 tuần/lần để gia tăng tuổi thọ của xe và giúp các bộ phận hoạt động trơn tru hơn. Việc không làm sạch xe khiến cho bùn đất bị mắc kẹt vào các bộ phận, dẫn đến gỉ sét và có tiếng rít khi đạp xe.
Kiểm tra phanh xe
Bạn cần kiểm tra xem phần phanh xe và bố thắng có bị mòn không, có dừng được xe ngay không. Nếu phanh xe, bố thắng quá mòn sẽ làm ảnh hưởng đến phần kim loại hoặc carbon của vành xe, gây tiếng rít khó chịu hoặc làm hỏng bánh xe. Theo đó, bạn nên điều chỉnh má phanh cách đĩa 2mm và giữ cho bề mặt tiếp xúc với phanh xe không bị dính bẩn.
Kiểm tra lốp xe
Kiểm tra lốp xe 1 lần/tuần bằng cách ấn vào vỏ xem có bị quá căng hay quá mềm không, điều chỉnh áp suất khí trong lốp phù hợp để xe di chuyển dễ dàng, tránh làm vành xe và nan hoa biến dạng. Ngoài ra, nếu lốp xe không quá mòn, bạn có thể cạy lốp xe ra và kiểm tra bên trong có vật nhọn dễ gây thủng lốp hay có vết nứt nào không và xử lý nhanh chóng.
Kiểm tra vành bánh xe
Sau khi kiểm tra lốp xe, bạn cũng nên xem vành bánh xe có bị cong, gãy hay lỏng lẻo không. Nếu bị lỏng thì hãy siết chặt ốc tại trục bánh xe, còn nếu vành bánh xe cong gãy thì nên thay mới nhé.
Kiểm tra yên xe, cốt yên
Bạn kiểm tra yên xe có bị lỏng lẻo không và siết chặt ốc nếu cần. Đối với cốt yên, nếu có tiếng kêu thì bạn hãy tháo ra và bôi dầu, còn nếu cốt yên bị gỉ sét hay hư hỏng thì nên mua cái mới để thay.
Những lưu ý khi vệ sinh xe đạp tại nhà
Khi vệ sinh và bảo dưỡng xe đạp, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
- Chọn chất tẩy rửa, sản phẩm bảo dưỡng chính hãng để đảm bảo độ bền của các bộ phận xe đạp.
- Không vặn cổ phốt quá chặt, gây khó khăn khi điều khiển ghi đông.
- Chú ý tháo lắp các bộ phận xe đúng cách, đúng trình tự.
- Đảm bảo các bộ phận khô ráo, không còn đọng nước trước khi lắp vào xe đạp.
- Không nên lật ngược xe đạp khi vệ sinh, nên dùng giá đỡ chuyên dụng.
Xem thêm: Tiểu sử ra đời của xe đạp bạn cần biết
Trên đây là chia sẻ về thời điểm hợp lý để bảo dưỡng xe đạp, cũng như bảo dưỡng xe đạp đúng cách và hiệu quả nhất. Hy vọng bạn đọc đã bỏ túi được kinh nghiệm để có thể kéo dài tuổi thọ chiếc xe đạp của mình. Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại mọi người trong bài viết tiếp theo.