Cấu tạo các bộ phận của xe đạp bao gồm những gì?

Xe đạp là một phương tiện di chuyển phổ biến và được ưa chuộng bởi nhiều người bởi tính tiện lợi, thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo của xe đạp, bài viết này Gorobike sẽ đi sâu vào phân tích các bộ phận của xe đạp nhé.

Bộ phận của xe đạp – Hệ thống truyền lực

  • Bàn đạp: Cấu tạo từ hai phần chính bao gồm thân chính được gắn với bàn đạp chân và trục chính nối với phần cuối tay quay. Để hoạt động, người dùng sẽ đạp lên bàn đạp, truyền lực đến trục quay phía dưới thông qua một chuyển động tròn, từ đó giúp xe di chuyển về phía trước.
  • Đùi đĩa: Đây là bộ phận có kích thước lớn nhất trong hệ thống truyền lực của xe. Một số đùi đĩa phổ biến như đĩa đơn, đĩa đôi, đĩa ba.
  • Trục giữa: Đây là một bộ phận có kích thước nhỏ với hình dạng là một ống hẹp, nằm ở vị trí giữa xe đạp và có vai trò nối khung xe với bánh răng để hoạt động một cách nhịp nhàng. Có ba loại trục giữa phổ biến, bao gồm trục lỗ vuông, trục rỗng và trục liền thể.
  • Đĩa xích: Đĩa xích có hình dạng tròn với các răng cưa, là bộ phận mà dây xích đi qua và truyền động khi xe đạp di chuyển. Đĩa xích thường được làm từ nhôm nhẹ và bền, hoặc từ các vật liệu như carbon và titan. 
  • Xích: Là dây dài được tạo thành từ nhiều mắt xích nhỏ, có vai trò kết nối giữa phần trước và phần sau của xe, hỗ trợ truyền động và giúp xe di chuyển về phía trước.
  • Líp: Líp được gắn ở bánh sau của xe đạp và có cấu trúc bao gồm những đĩa răng xếp chồng lên nhau. Bao gồm hai thành phần chính là vành và cốt. Líp có nhiệm vụ nhận chuyển động từ dây xích và truyền lực đến bánh sau, giúp bánh xe quay theo hướng thuận và xe di chuyển về phía trước.
Hệ thống truyền lực

Bộ phận của xe đạp – Hệ thống chuyển động

  • Trục: Được chế tạo từ thép để đảm bảo độ bền khi sử dụng, có nhiệm vụ giúp bánh xe xoay quanh trục thông qua các ổ bi.
  • Moay-ơ: Là thành phần được làm từ thép, dùng để kết nối trục trung tâm và vành bánh xe thông qua nan hoa.
  • Vành bánh xe: Là khung bánh xe, thường được làm từ hợp kim thép hoặc hợp kim nhôm để đạt độ bền cao.
  • Nan hoa: Bao gồm các thanh nhỏ, thường làm từ thép, có tác dụng kết nối trục và vành bánh xe, giúp tạo độ căng đều và tăng khả năng chịu lực cho bánh xe.
  • Săm và lốp: Là phần vỏ bên ngoài của bánh xe, được làm từ chất liệu cao su tổng hợp. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng độ êm ái khi xe di chuyển.
Hệ thống chuyển động

Bộ phận của xe đạp – Hệ thống phanh

Hiện nay, có hai loại phanh chính được sử dụng trên xe đạp:

  • Phanh niềng (phanh cơ): Phanh này hoạt động dựa trên một đòn bẩy được gắn trên tay lái. Loại phanh này có ưu điểm nhẹ nhàng, giá thành rẻ, nhưng tạo ra lực ma sát lớn, dễ làm mòn vành và bánh xe.
  • Phanh đĩa: Phanh đĩa bao gồm một đĩa kim loại hoặc “rotor” được đặt ở trung tâm bánh xe và hoạt động thông qua dây phanh hoặc hệ thống thủy lực. Loại phanh này dễ dàng thay thế và không gây mài mòn cho vành xe, nhưng nó có khả năng tích nhiệt cao, dẫn đến hiệu quả phanh giảm và có thể dễ dàng gây hỏng phanh.

Hệ thống phanh sẽ bao gồm các bộ phận sau: 

  • Tay phanh: Được lắp đặt trên tay lái của xe đạp và cho phép người dùng nén phanh để kéo cáp truyền lực xuống củ phanh.
  • Dây phanh: Là bộ phận kết nối giữa củ phanh và tay phanh trên xe đạp, có nhiệm vụ truyền lực kéo khi người dùng bóp phanh.
  • Cụm má phanh: Được đặt ở khu vực kết nối với bánh xe và có vai trò giảm ma sát để kiểm soát tốc độ của xe.
Hệ thống phanh

Các bộ phận của xe đạp khác

Ngoài ra, còn có các bộ phận khác của xe đạp như sau:

  • Khung sườn xe: Đây là bộ phận quan trọng của xe đạp, kết nối các phần khác nhau với nhau. Khung sườn thường được làm từ hợp kim thép, nhôm hoặc carbon để đảm bảo độ bền cao.
  • Yên xe: Đó là vị trí ngồi của người lái, thường có chiều rộng và độ êm phù hợp để tạo sự thoải mái. Yên xe bao gồm các bộ phận như vỏ yên, phần yên cứng, khung dưới yên xe, bộ phận siết chặt và bộ phận điều chỉnh chiều cao.
  • Ổ bi: Đây là bộ phận được sử dụng trong các chi tiết có chuyển động xoay, ví dụ như moay-ơ kết nối với trục bánh trước và trục bánh sau. Ổ bi bao gồm côn, nồi và bi. Khi xe di chuyển, bi sẽ di chuyển giữa côn và nồi để giảm ma sát và tránh mài mòn nhanh chóng của các bộ phận.
  • Chuông: Chuông có cấu trúc rỗng hình vòm và được làm bằng kim loại như titan hoặc thép. Chuông có chức năng tạo ra âm thanh báo hiệu khi xe đạp di chuyển trên đường.
Các bộ phận của xe đạp khác

Trên đây là những thông tin chi tiết về bộ phận của xe đạp Gorobike đã chia sẻ đến bạn. Mong rằng với thông tin trên có thể giúp bạn lựa chọn được dòng xe đẹp phù hợp và ưng ý nhé!

Leave a Comment

Các chia sẻ hữu ích

Nơi bạn có thể tìm kiếm những thông tin hữu ích để mang đến trải nghiệm đạp xe thú vị cho trẻ!

Tấm chắn bùn xe đạp
Bài viết
Tấm chắn bùn xe đạp là gì? Hướng dẫn chọn mua và cách lắp chắn bùn xe đạp chi tiết nhất 2024
xe đạp xe em gorobike kết hợp cùng kyna english
Bài viết
Gorobike Kết Hợp Cùng Kyna English Tặng 100 Voucher Tiếng Anh Giảm 40%
Bài viết
Xe đạp trẻ em City 16 cho trẻ 4 – 6 tuổi - Tự tin tỏa sáng phong cách, chất riêng.
Bài viết
Mẫu xe đạp thể thao Raptor 18 cho trẻ 5 – 8 tuổi 

Liên hệ mua hàng

Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất.

"*" indicates required fields